Những việc cần phải làm ngay khi bị hack điện thoại
Mục lục nội dung
Trong thời đại số, điện thoại không chỉ là công cụ liên lạc mà còn lưu trữ nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Nếu bị hack, dữ liệu của bạn có thể rơi vào tay kẻ xấu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những việc cần làm ngay khi điện thoại bị hack để hạn chế tối đa rủi ro và bảo vệ an toàn thông tin.
I. Các dấu hiệu xác định điện thoại bị Hack
Việc điện thoại bị hack và lấy cắp thông tin cá nhân đã trở nên phổ biến tràn lan hiện nay. Nếu bạn từng truy cập vào những nội dung độc hại hoặc để lộ những thông tin quan trọng, rủi ro là kẻ xấu có thể truy cập vào thiết bị di động của bạn, xâm phạm dữ liệu cá nhân, quyền riêng và bảo mật của bạn.
Bằng những thủ đoạn tinh vi, chúng có thể dễ dàng hack điện thoại, lấy cắp thông cá nhân, tài khoản mạng xã hội, hoặc đột nhập vào tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng,.. của bạn một cách âm thầm mà bạn không hề biết. Để tránh những rủi ro này, bạn cần chú ý xem điện thoại của mình có những dấu hiệu như sau hay không. Nếu có, khả năng cao là điện thoại đã bị hack.
- Hết pin đột ngột: Nếu điện thoại của ban hết pin nhanh hơn bình thường mà không do nguyên nhân pin điện thoại bị chai, thì đó có thể là dấu hiệu của những phần mềm độc hại đã được cài vào thiết bị và có những hoạt động ngầm gây tiêu tốn năng lượng.
- Hiệu suất chậm: Một dấu hiệu phổ biến khi điện thoại bị hack chính là điện thoại thường xuyên gặp hiện tượng giật lag, đơ hoặc treo máy do phần mềm độc hại đang chạy ẩn.
- Mức sử dụng dữ liệu tăng đột biến: Khi kiểm tra bộ nhớ của điện thoại, mức sử dụng dữ liệu tăng bất ngờ, đó có thể là dấu hiệu điện thoại đã bị xâm phạm.
- Tin nhắn mà bạn không thực hiện: Hãy để ý xem bạn có thường nhận được các tin nhắn kỳ lạ, hoặc tự gửi tin nhắn đến các số điện thoại mà mình không biết hay không. Đây là tín hiệu thường thấy khi điện thoại của bạn bị kẻ gian khống chế. Điều này cũng có thể áp dụng với các tài khoản mạng xã hội như Messenger, Zalo, Instagram.
- Gần đây bạn có vô ý cung cấp thông tin cá nhân không?: Hãy kiểm tra lại các tin nhắn mạo danh, email hoặc cuộc gọi lừa đảo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chứa liên kết đáng ngờ. Nếu bạn đã từng thực hiện theo những gì kẻ lừa đảo yêu cầu, đây rất có thể là lỗ hổng để chúng nắm quyền kiểm soát điện thoại của bạn.
- Cài đặt điện thoại tự động bị thay đổi: Thường xuyên kiểm tra và ghi nhớ cài đặt của bạn, từ đó nhận biết những thay đổi và hoạt động khác thường. Nếu có những thay đổi mà bạn không thực hiện, chắc chắn là dấu hiệu điện thoại của bạn đã bị hack.
Sau khi đã kiểm tra cẩn thận và kết luận điện thoại bị hack, bạn cần phải thực hiện ngay các bước dưới đây.
II. Những việc cần phải làm ngay khi bị hack điện thoại
1. Thay đổi mật khẩu
Ngay sau khi phát hiện điện thoại bị hack, bạn cần ngay lập tức thay đổi mật khẩu cá nhân của mình bao gồm: mật khẩu tài khoản điều hành điện thoại, mật khẩu tài khoản ngân hàng và mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội, email,... Hãy luôn dùng mật khẩu mạnh để đảm bảo an toàn cho các thông tin của bạn.
2. Truy tìm và xóa ứng dụng lạ
Hacker thường nắm quyền kiểm soát điện thoại của bạn thông qua các ứng dụng được cài đặt. Bạn hãy mở danh sách ứng dụng trên điện thoại và kiểm tra xem có app nào không phải do bạn cài đặt hoặc không được phát hành chính thức trên CH Play/AppStore hay không.
Nếu có, hãy tiến hành xóa ứng dụng độc hại ngay lập tức.
- Nếu bạn dùng iPhone: Hãy mở Cài đặt → Cài đặt chung → Dung lượng iPhone, hãy cuộn xuống để kiểm tra danh sách ứng dụng của bạn.
- Nếu bạn dùng Android: Mở Cài đặt → Ứng dụng.
3. Cài đặt phần mềm diệt vi-rút
Cài đặt phần mềm diệt vi-rút uy tín, mạnh mẽ để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các mối đe dọa trong tương lai. Bạn cần phải thường xuyên cập nhật bản mới nhất của phần mềm và quét vi-rút định kỳ cho thiết bị của mình.
Hãy tham khảo ngay top phần mềm diệt virus trên điện thoại tốt nhất.
4. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mạng
Rất có thể việc hacker xâm nhập được liên quan đến thiết bị mạng trong nhà của bạn, ví dụ như router wifi. Nếu nghi ngờ điều này xảy ra, bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp mạng kiểm tra, và nhờ họ hỗ trợ loại bỏ phần mềm độc hại khỏi thiết bị mạng.
Đây là số liên hệ tổng đài của một số nhà cung cấp dịch vụ mạng phổ biến tại Việt Nam:
- VNPT: 1800.1166
- Viettel: 1800.8119
- FPT: 1900.6600
5. Cảnh báo người thân, bạn bè của bạn
Kẻ gian sau khi có quyền điều khiển điện thoại của bạn, sẽ thường lợi dụng để trục lợi từ những người thân xung quanh bạn. Một số thủ đoạn đã được chúng thực hiện như đóng giả bạn để vay tiền, đưa đẩy tin giả, gửi hình ảnh nhạy cảm,… Để tránh cho vấn đề vượt khỏi kiểm soát, bạn cần nhanh tay cảnh bảo người thân, bạn bè rằng bạn đã bị hack điện thoại.
6. Khôi phục cài đặt gốc
Trong trường hợp bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không thể lấy lại quyền kiểm soát điện thoại của mình, bạn hãy thực hiện khôi phục cài đặt gốc của điện thoại. Thao tác này sẽ xóa tất cả dữ liệu khỏi thiết bị của bạn, vì vậy hãy đảm bảo sao lưu hoặc tải về các thông tin bạn muốn lưu giữ trước khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc để tránh mất những dữ liệu quan trọng.
Trên iPhone:
Bước 1: Cắm sạc cho điện thoại của bạn.
Bước 2: Mở Cài đặt → Cài đặt chung.
Bước 3: Cuộn xuống dưới cùng, chọn Chuyển hoặc đặt lại iPhone.
Bước 4: Chọn Xóa tất cả nội dung và cài đặt.
Bước 5: Thực hiện các bước tiếp theo để khôi phục lại cài đặt gốc, bạn hãy cân nhắc sao lưu lại nội dung iCloud như ảnh, tin nhắn để có thể tìm lại sau này.
Trên Android:
Bước 1: Cắm điện thoại vào bộ sạc
Bước 2: Mở Cài đặt → Quản lý chung (General management) → Đặt lại (Reset).
Bước 3: Nhấn vào Đặt lại dữ liệu gốc (Factory Data Reset) rồi nhấn Đặt lại (Reset).
Khi bị hack điện thoại, hãy ngay lập thực hiện những việc cần làm như hướng dẫn để bảo vệ thông tin cá nhân. Đồng thời, duy trì thói quen bảo mật tốt và nâng cao nhận thức về an ninh mạng sẽ giúp bạn phòng ngừa các mối đe dọa trong tương lai. Xosomienbaczone.com cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết!